Rực rỡ sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Điện Biên

30/12/2024 08:44

Điện Biên - Trong không khí tưng bừng đón năm mới, hàng nghìn du khách đã cùng hòa mình vào Ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở vùng cao.

dan-toc-mong-dien-bi-1-1735523540.jpg

Ngày 29.12, tại khu vực bản Na Ư, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về tham dự chương trình giao lưu văn hóa dân tộc Mông huyện Điện Biên lần thứ V, năm 2024. Ảnh: Quang Đạt

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, do lượng người đổ về khá nhiều, lực lượng giao phải tăng cường hướng dẫn, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, do lượng người đổ về khá nhiều, lực lượng giao phải tăng cường hướng dẫn, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

dan-toc-mong-dien-bi-02-1735523574.jpg

Chương trình không chỉ là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Mông mà còn là cầu nối để cộng đồng người Mông cùng nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

dan-toc-mong-dien-bi-13-1735523593.jpg

“Lễ cúng dòng họ” một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Mông cũng được tái hiện sinh động. Đây là dịp để con cháu trong dòng họ sẽ tề tựu đông đủ để báo cáo thành quả lao động trong một năm và tỏ lòng thành kính với tổ tiên trong dòng họ.

Trang phục truyền thống của người Mông trong lễ hội vô cùng đa dạng và bắt mắt.

Trang phục truyền thống của người Mông trong lễ hội vô cùng đa dạng và bắt mắt.

dan-toc-mong-dien-bi-05-1735523634.jpg

Bạn Tráng Thị Minh Tuyết – xã Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ - cho biết – “Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia Giao lưu văn hóa dân tộc Mông và tôi thực sự rất hào hứng. Không khí lễ hội thật sôi động, các tiết mục văn nghệ truyền thống lại vô cùng đặc sắc, khiến tôi cảm thấy tự hào về văn hóa dân tộc mình”.

Giã bánh dày là một nghi thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Mông. Họ tin rằng bánh dày là đại diện cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc của mọi sự sống.

Giã bánh dày là một nghi thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Mông. Họ tin rằng bánh dày là đại diện cho mặt trăng, mặt trời, là nguồn gốc của mọi sự sống.

Kéo co - trò chơi dân gian thường có sự tham gia của các đội nữ trong các lễ hội truyền thống.

Kéo co - trò chơi dân gian thường có sự tham gia của các đội nữ trong các lễ hội truyền thống.

Tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Mông là một trong 3 dân tộc có dân số lớn trong 21 dân tộc anh em, chiếm trên 38% dân số toàn tỉnh. Người Mông ở Điện Biên cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Điện Biên.

Tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Mông là một trong 3 dân tộc có dân số lớn trong 21 dân tộc anh em, chiếm trên 38% dân số toàn tỉnh. Người Mông ở Điện Biên cư trú tập trung chủ yếu ở các huyện Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Điện Biên.

dan-toc-mong-dien-bi-09-1735523690.jpg

Theo ông Nông Quang Thắng – Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên – các hoạt động tại chương trình Giao lưu văn hóa dân tộc Mông là dịp để các nghệ nhân, diễn viên và toàn dân cùng nhau tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

dan-toc-mong-dien-bi-10-1735523668.jpg
“Đây cũng là dịp để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tạo không khí vui tươi để người dân, du khách phấn khởi đón chào năm mới 2025” - ông Thắng nhấn mạnh.

 

QUANG ĐẠT
Bạn đang đọc bài viết "Rực rỡ sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Điện Biên" tại chuyên mục Đời sống.