Mãn nhãn với Lễ gội đầu của những cô gái Thái miền Tây Bắc

10/04/2022 21:56

Theo quan niệm của người Thái, Lễ gội đầu trước khi bước sang năm mới sẽ làm cho những điều không may mắn của năm cũ trôi theo dòng nước...

 
le-goi-dau-9-1649602772.jpg

Lễ gội đầu (Áp Hô Chiêng) của dân tộc Thái, ngành Thái trắng ở huyện Phong Thổ còn gắn với câu chuyện về Nàng Han giả trai đi đánh giặc và chiến thắng trở về vào ngày 30 Tết. 

 

 

le-goi-dau-6-1649602800.jpg

Lễ gội đầu (Áp Hô Chiêng) của dân tộc Thái, ngành Thái trắng ở huyện Phong Thổ còn gắn với câu chuyện về Nàng Han giả trai đi đánh giặc và chiến thắng trở về vào ngày 30 Tết. 

 
le-goi-dau-13-1649602810.jpg

Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao to lớn của Nàng, người dân đã lập miếu thờ và tổ chức nghi lễ gội đầu vào chiều 30 Tết hằng năm để tưởng nhớ và tri ân. 

 
le-goi-dau-1-1649602817.jpg

Ngày 9.4 năm nay, lần đầu tiên Lễ gội đầu được tái hiện trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022. 

 
le-goi-dau-8-1649602827.jpg

Vào ngày lễ, dân làng tổ chức nghi thức đến miếu Nàng Han để xin nước tại mó nước Nàng Han rồi rước về làm phép để cầu an, trừ tà với quan niệm rằng lúc này Nàng Han đã đi cùng xuống sông để gội đầu. 

 
le-goi-dau-12-1649602838.jpg

Trước lễ hội hàng tuần, người con gái Thái đã vo gạo nếp để lấy nước, rồi cất giữ cả tuần hoặc lâu hơn để dùng làm nước gội đầu. Thứ nước này vừa làm cho tóc sạch lại vừa có tác dụng dưỡng cho tóc khỏe. 

 
le-goi-dau-10-1649602852.jpg
Khi thực hiện nghi lễ, họ dùng cành lá xanh để vảy nước thiêng lên đầu và chung quanh nhằm trừ tà ma và tẩy uế.

 

 
le-goi-dau-3-1649602859.jpg

Nghi lễ gội đầu là một nét văn hóa truyền thống được đồng bào Thái ở Lai Châu coi trọng, giữ gìn. Ngày nay Lễ gội đầu lại được tái hiện trong sự kiện văn hóa du lịch nhằm quảng bá đến đông đảo người dân và du khách. 

 
le-goi-dau-6-1649602800.jpg

Sau các nghi thức bắt buộc, họ vui đùa với dòng nước, vảy tóc thành những ngọn nước rất ấn tượng và bắt mắt. 

 

 

Đức Thành - Đức Duẩn