- Những cung đường du lịch Tây Bắc thường gặp
– Hà Nội – quốc lộ 2 – Hoàng Su Phì – Xín Mần – Bắc Hà – Y Tý– Sapa – Mù Căng Chải – Hà Nội
– Hà Nội – Lào Cai – Sapa – Điện Biên – Sơn La – Mộc Châu – Hòa Bình – Hà Nội
– Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên – Sapa – Lào Cai – Hà Nội
- Thời gian thích hợp nhất để du lịch Tây Bắc
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa Tây Bắc lại mang một vẻ đẹp riêng, nhưng mùa xuân và mùa thu là khoảng thời gian Tây Bắc xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất.
– Mùa xuân: Tháng 1 – tháng 2 (âm lịch). Theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc tự túc, các phượt thủ thì khoảng thời gian này, núi rừng Tây Bắc khoác lên mình một tấm áo hoa ban, hoa mận và hoa đào vô cùng rực rỡ. Không chỉ vậy, đây cũng là mùa lễ hội của các đồng bào dân tộc Tây Bắc. Ngoài “săn hoa”, các bạn còn có dịp ca hát, vui chơi và thưởng thức những món ăn ngon cùng dân bản địa.
– Mùa thu: Tháng 9 – tháng 11 (dương lịch). Đây là thời điểm những thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc bắt đầu chin vàng rộ, óng ả. Lên Tây Bắc vào khoảng thời gian này, bạn sẽ được “săn lúa” và chơi chợ phiên Tây Bắc vào thứ 7 hoặc chủ nhật.
- Đến và đi lại ở Tây Bắc như thế nào?
Bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô lên Tây Bắc. Từ Hà Nội có rất nhiều chuyến xe khách lên các tỉnh Tây Bắc. Tuy nhiên, nếu đi bằng phương tiện này thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cảnh đẹp dọc đường. Vì vậy, cách khám phá Tây Bắc tuyệt vời nhất là thuê ô tô riêng hoặc phượt bằng xe máy.
– Nếu đi bằng ô tô thuê hoặc tự lái: Bạn không nên đi quá 60 km/h khi lên các đèo dốc. Vận tốc tốt nhất là 40 – 50 km/h, bạn vừa có thể ngắm cảnh, vừa đảm bảo an toàn.
– Nếu phượt bằng xe máy: Nên giữ tốc độ từ 30 – 40 km/h khi đổ đèo. Mỗi khi lên hết một đỉnh dốc, cần dừng lại nghỉ ngơi vài phút trước khi đổ dốc. Mỗi ngày không nên đi quá 200km. Những ngày cuối sẽ mệt hơn. Đi khoảng 150km nên dừng nghỉ một đêm là tốt nhất.
Theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc, bạn nên kiểm tra cẩn thận máy móc, thắng xe, dầu nhớt… trước khi khởi hành. Dù bình xăng còn nhiều hay ít, bạn nên mang theo xăng dự trữ hoặc thấy cây xăng ở đâu bạn nên đổ đầy bình ở đó, không đợi cạn bình xăng mới đổ, phòng những đoạn đường không có cây xăng.
Du lịch Tây Bắc không nên đi quá nhanh, nếu không sẽ bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc quý báu. Mỗi ngày nên khởi hành từ sáng sớm để vừa có tinh thần tỉnh táo, vừa đến được thị trấn, thôn bản hoặc thành phố có chỗ nghỉ ngơi trước khi trời tối. Quan trọng nhất là không đổ đèo, đổ dốc lúc trời chạng vạng hoặc đã tối hẳn.
- Du lịch Tây Bắc nên ở đâu?
Du lịch Tây Bắc hiện nay rất phát triển, ở mỗi thành phố, thị trấn hoặc thôn bản bạn đều có thể tìm được khách sạn, nhà nghỉ hoặc homestay để nghỉ chân. Tuy nhiên, các bạn nên tìm đến những nơi ở gần trợ hoặc gần trung tâm để tiện đường ăn uống và dạo phố đêm. Phần lớn các nhà khách, phòng trọ ở khu vực này giá khoảng 100.000 – 200.000 đồng/đêm. Nên xem phòng trước khi quyết định nghỉ lại.
- Du lịch Tây Bắc nên thưởng thức đặc sản gì?
Các món ăn “tủ” bạn sẽ được thưởng thức trên cung đường phượt, du lịch Tây Bắc là đậu hũ sốt cà, bò xào cần, canh rau đay ăn với cà pháo… Vài nhà hàng trên cung đường Mộc Châu có món cá suối chiên ăn kèm dưa muối khá ngon. Đoạn Sơn La – Điện Biên có món măng chua, hoặc gà rang mặn… Phần lớn khách ghé những quán ăn này vào các khung giờ khác nhau nên chủ quán ít khi nấu sẵn thức ăn. Chỉ khi có khách chủ quán mới nấu để thức ăn được nóng sốt. Vì thế đừng ngại những quán ăn trông “nghèo nàn”, hãy mạnh dạn vào hỏi, bạn sẽ có bữa cơm nóng ấm bụng trước khi tiếp tục hành trình.
Ngoài ra còn có một số món mà bạn đừng bỏ lỡ khi phượt đến Tây Bắc như: Cơm lam chấm muối vừng, thịt trâu gác bếp, thắng cố, lợn cắp nách, rau rừng, rượu ngô…
- Những địa điểm du lịch Tây Bắc nhất định phải ghé qua
– Sapa (Lào Cai): Theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc, khi đến Sapa, bạn nên ghé thăm Nhà thờ Đá, núi Hàm Rồng, Cổng Trời, thác Bạc, bản Tả Van, Cát Cát, Lao Chải… Thưởng thức gỏi cá hồi, cháo cá hồi và thắng cố…
– Hồ Pá Khoang (Điện Biên): Cảnh sắc nơi đây vô cùng nên thơ và hữu tình. Thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng.
– Hang Tiên Sơn (Lai Châu): Từ một hang động hoang sơ chưa được cải tạo, khai thác đến nay, động Tiên Sơn đã trở thành một địa điểm du lịch giá rẻ hấp dẫn nằm trên trục hành lang du lịch Tây Bắc. Trong tương lai không xa, động sẽ là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước khi đến Lai Châu – Tam Đường.
– Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La): Đến Mộc Châu, ngoài “săn hoa”, “săn lúa”, các bạn đừng quên ghé thăm động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ… nhé.Những lưu ý khi du lịch Tây Bắc
– Trừ vài điểm đến đã được “du lịch hóa”, nhiều vùng đất dọc theo cung đường Tây Bắc còn khá hoang sơ. Vì vậy theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc, bạn nên tôn trọng văn hóa của người dân bản địa.
– Không trêu trọc trẻ em, không cười nói ồn ào làm phiền dân bản, không chụp ảnh dân bản nếu họ không đồng ý.
– Người dân tộc Tây Bắc rất thân thiện và hiếu khách. Nếu bạn tôn trọng họ, bạn sẽ nhận được điều ngược lại. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu cuộc sống và phong tục của dân bản địa, cũng không nên dòm ngó quá mức vào các góc trong nhà. Đặc biệt, không ngó nghiêng vào chỗ ngủ của gia chủ.
– Phải xem kỹ bản đồ về đường đi trước khi lên đường. Theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc tự túc, để có một chuyến đi an toàn cho bản thân bạn và không ảnh hưởng đến người khác, cần chuẩn bị cẩn thận mọi thứ. Phải tính toán hành trình mỗi ngày để đi và đến an toàn.
– Phải bảo vệ phương tiện di chuyển của mình, đồng thời làm chủ vận tốc xe trong mọi tình huống, nhất là những đoạn đổ đèo hoặc cua khuất. Khi thấy mệt nên tìm chỗ an toàn dừng lại nghỉ ngơi, không cố đi tiếp…
– Theo kinh nghiệm du lịch Tây Bắc, bạn nên mang theo thức ăn dự trữ như: bánh ngọt, lương khô, chocolate, trái cây, nước uống…
– Luôn mang theo áo ấm dù đi Tây Bắc vào mùa đông hay mùa hè.