Gian nan đường đến trường của thầy trò vùng cao trước thềm năm học mới

22/08/2024 13:56

Chỉ còn vài ngày nữa là bước vào năm học mới, thế nhưng đường đến trường vẫn đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều giáo viên vùng cao ở Điện Biên.

Cùng đồng nghiệp đến trường để chuẩn bị cho năm học mới, thầy giáo Trần Đức Tú – giáo viên tại điểm trường Tồng Sớ, thuộc Trường mầm non xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cho biết, việc đến các điểm trường là một thử thách thực sự với thầy cô giáo vùng cao ngay từ đầu năm học.

Cùng đồng nghiệp đến trường để chuẩn bị cho năm học mới, thầy giáo Trần Đức Tú – giáo viên tại điểm trường Tồng Sớ, thuộc Trường mầm non xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cho biết, việc đến các điểm trường là một thử thách thực sự với thầy cô giáo vùng cao ngay từ đầu năm học.

Con đường gần từ xã Mường Nhà, huyện Điện Biên đến Trường mầm non Pú Hồng, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, gập ghềnh, trơn trượt, nhiều đoạn bị rãnh sâu.

Con đường từ trung tâm xã Mường Nhà, huyện Điện Biên đến Trường mầm non Pú Hồng, xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, gập ghềnh, trơn trượt, nhiều rãnh sâu, dốc cao là một thử thách rất khó khăn, đặc biệt là với các cô giáo.

Thậm chí còn có những đoạn thường xuyên bị sạt lở rất nguy hiểm.

Thậm chí còn có những đoạn thường xuyên bị sạt lở rất nguy hiểm.

“Điểm trường ở bản Tồng Sớ cách trung tâm xã Pú Hồng khoảng 5km, những khi trời tạnh ráo thì đi mất khoảng gần 30 phút mới đến nơi, những ngày mưa thì mất khoảng hơn 1 tiếng, cũng có khi phải mất vài tiếng mới đến bản” – thầy Tú nói.

“Điểm trường ở bản Tồng Sớ cách trung tâm xã Pú Hồng khoảng 5km, những khi trời tạnh ráo thì đi mất khoảng gần 30 phút mới đến nơi, những ngày mưa thì mất khoảng hơn 1 tiếng, cũng có khi phải mất vài tiếng mới đến bản” – thầy Tú nói.

Để bảo vệ đồ dùng dạy học, sách vở, lúc nào các thầy cô cũng phải bọc kỹ trong những chiếc túi nilon.

Để bảo vệ đồ dùng dạy học, sách vở, lúc nào các thầy cô cũng phải bọc kỹ trong những chiếc túi nilon. (Trong ảnh: Thầy giáo Trần Đức Tú và đồng nghiệp trên đường đến trường).

Chiếc xe Honda Wave RSX của thầy Tú đã trở nên “tàn tạ” sau những chuyến đi trên những con đường mòn đầy đá sỏi và bùn lầy.

Chiếc xe "Wave chiến" của các thầy cô thường trở nên “tàn tạ” chỉ sau khoảng 1 năm đi trên những con đường đến lớp.

Nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên vùng cao là mỗi khi được về nhà vào chiều thứ 6 nhưng lại hỏng xe, thủng săm giữa đường. Chính vì vậy trên xe ai cũng phải trang bị một bộ đồ nghề cơ bản.

Nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên vùng cao là mỗi khi được về nhà vào chiều thứ 6 nhưng lại hỏng xe, thủng săm giữa đường. Chính vì vậy trên xe ai cũng phải trang bị một bộ đồ nghề cơ bản.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Trường mầm non Pú Hồng thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Hiện trường có 1 điểm trường trung tâm và 16 điểm trường ở các bản vùng cao, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã gần 22 km.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Trường mầm non Pú Hồng thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông. Hiện trường có 1 điểm trường trung tâm và 16 điểm trường ở các bản vùng cao, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã gần 22 km.

Thầy Lò Văn Hiệp - Trường PTDTBT-TH Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông cho biết: “Trường nằm ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại rất khó khăn. Vào mùa mưa, việc di chuyển đến trường của các em học sinh gặp nhiều trở ngại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em“.

Còn thầy Lò Văn Hiệp (người trong ảnh) - giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông thì cho biết: “Vào mùa mưa, không những giáo viên đi lại vất vả mà việc di chuyển đến trường của các em học sinh cũng gặp rất nhiều trở ngại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em“.

Trên tuyến đường từ trung tâm xã Tìa Dình lên bản Na Su để đảm bảo cho các phương tiện như xe máy có thể lưu thông, gần 50 hộ dân bản Na Su đã quyết định chung tay sửa đoạn đường sạt lở nghiêm trọng này.

Để đảm bảo cho các phương tiện xe máy có thể lưu thông trên tuyến đường từ trung tâm xã Tìa Dình đến bản Na Su, vào đầu tháng 8, gần 50 hộ dân bản Na Su đã phải chung tay sửa đoạn đường sạt lở nghiêm trọng này.

Ngày 19.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thắng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông - cho biết, toàn huyện có 54 trường, với tổng số 857 lớp và 24.067 học sinh. Đặc biệt, các điểm trường Mầm non thường nằm ở các bản vùng cao, việc đi lại của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.

Ngày 21.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Tiến Thắng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông - cho biết, toàn huyện hiện có 54 trường, với tổng số 857 lớp và 24.067 học sinh. Đặc biệt, các điểm trường Mầm non thường nằm ở các bản vùng cao nên việc đi lại của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn mỗi khi mùa mưa đến.

“Tuyến đường ở các xã Pú Hồng, Tìa Dình… đã bị sạt lở, ô tô là không đi được và xe máy đi vào rất khó khăn. Ngoài ra, huyện cũng đang thiếu giáo viên một số môn chuyên biệt, đặc biệt là Tiếng Anh tại cấp Tiểu học (thiếu 21) và cấp Trung học cơ sở (thiếu 8). Để giải quyết tình trạng này, phòng Giáo dục đã có kế hoạch phân công giáo viên đi dạy liên trường, liên xã” – ông Thắng nói.

“Bên cạnh việc đi lại khó khăn thì hiện nay toàn huyện cũng đang thiếu nhiều giáo viên một số môn chuyên biệt, đặc biệt là Tiếng Anh. Để giải quyết tình trạng này, Phòng Giáo dục đã phải phân công giáo viên đi dạy liên trường, liên xã” – ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, để chuẩn bị cho một năm học mới, phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường phân công cụ thể giáo viên đến các điểm trường mầm non để chuẩn bị các điều kiện ăn ở và cơ sở vật chất trường lớp từ 1.8.

Tại tỉnh Điện Biên, ngoài huyện Điện Biên Đông thì tại hầu hết các huyện vùng cao khác, những con đường đến trường vào mùa mưa vẫn luôn là nỗi ám ánh đối với thầy cô mỗi khi bước vào năm học mới.

NHÓM PV