Cứ đến trước Tết Nguyên Đán khoảng hơn 1 tháng, khắp các bản người Mông ở Điện Biên lại rộn ràng không khí may áo mới. Hầu hết mọi công đoạn được phụ nữ Mông làm theo phương pháp thủ công truyền thống.
Việc may vá, thêu thùa của phụ nữ Mông thường diễn ra quanh năm nhưng vào thời điểm tháng 11 - 12 hằng năm, tức là trước Tết Nguyên Đán khoảng hơn 1 tháng thì gần như nhà nào cũng rộn ràng không khí may áo mới.Đây cũng là thời điểm nông nhàn, mùa màng đã thu hoạch xong, những người phụ nữ dân tộc Mông sẽ ngồi may những áo mới cho các thành viên trong gia đình để mặc đi chơi Tết.Hầu hết các công đoạn được người phụ nữ Mông thêu và khâu bằng tay cẩn thận đến từng chi tiết.Thông thường để làm 1 bộ váy áo phải thực hiện trong 1 thời gian khá lâu, để cả gia đình ai cũng có áo mới, một số công đoạn giáp nối đã được thực hiện bằng máy khâu.Những họa tiết và các phần trang trí vẫn được làm thủ công một cách rất tỉ mỉ.văn hóa truyền thống." src="https://media-cdn-v2.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2023/1/1/1133570/Dien-Bien-Mua-May-Ao-06.JPG" />
Những trẻ em gái cũng được người lớn dạy thêu thùa từ nhỏ như một sự kế thừa văn hóa.Ở một số bản, người Mông vẫn còn duy trì được nghề dệt lanh truyền thống.Hay ở một số địa phương thuộc huyện Điện Biên Đông và Mường Chà, người dân vẫn gìn giữ được nghề vẽ thổ cẩm bằng sáp ong.Công việc thêu thùa thường được thực hiện ngoài trời để có đủ ánh sáng và các chi tiết được chính xác.Phụ nữ Mông rất chú trọng hình thức, các gam màu trên trang phục cũng được phân biệt rất rõ giữa các ngành Mông, như: Mông trắng, Mông xanh, Hông đen...Những bộ trang phục mới nhất, đẹp nhất sẽ được mặc mỗi khi đi chợ phiên...Hay mặc đi tham dự các dịp lễ hội.Và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán thì từ người già đến trẻ em, ai cũng phải có những bộ váy áo mới nhất và đẹp nhất.
Trong hai ngày 23 - 24/4, mưa đá kèm theo gió lốc tại huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) khiến nhiều nhà ở, chuồng trại, hoa màu của người dân bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng.
Giữa trung tâm thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), có một “khu ổ chuột” với 28 hộ dân sống chen chúc từ năm 2017 đến nay. Họ phải đối diện với nhiều nguy cơ như hỏa hoạn, sập nhà và chưa biết đến khi nào mới được “giải thoát”.
Trong hai ngày (23 và 24/4), tại Trại tạm giam công an tỉnh Lạng Sơn diễn ra Lễ công bố quyết định tha tù và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đợt 30/4/2025.