Cuộc sống của những ngư dân ở miền sông nước Mường Lay

21/11/2024 08:30

Chỉ với chiếc vó bè đơn sơ, từ nhiều năm qua, những ngư dân ở TX Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể trên lòng hồ sông Đà.

Từ năm 2010, sau khi phát lệnh đóng đập dâng nước lòng hồ thủy điện Sơn La, nghề đánh bắt cá bằng vó bè trên vùng lòng hồ sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, đã giúp người dân sống ven sông có thêm thu nhập. Ảnh: Quang Đạt

Từ năm 2010, sau khi phát lệnh đóng đập dâng nước lòng hồ thủy điện Sơn La, nghề đánh bắt cá bằng vó bè trên vùng lòng hồ sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, đã giúp người dân sống ven sông có thêm thu nhập. Ảnh: Quang Đạt

Mường Lay được gọi là miền sông nước bởi nơi đây nằm trong thung lũng hẹp trải dài theo dòng Nậm Lay đến ngã 3 sông (sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay).

Mường Lay được mệnh danh là miền sông nước bởi cả thị xã nằm trong thung lũng hẹp trải dài theo dòng Nậm Lay đến ngã 3 sông (sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay).

 Khoảng 17h, người dân mang theo bình ắc quy đã sạc điện qua vó bè, sau đó bóng điện được bật sáng, chiếu rọi xuống mặt hồ, để thu hút cá đến.

Cứ vào khoảng 17h, ngư dân lại mang theo bình ắc quy đã sạc điện ra vó bè, sau đó bóng điện được bật sáng, chiếu rọi xuống mặt hồ, để thu hút cá.

Khác với việc đánh bắt bằng rọ tôm hay câu cá cần mồi, đánh bắt bằng vó bè chỉ đơn giản là hạ vó xuống nước sâu khoảng 4-5 m để chờ cá đến.

Khác với việc đánh bắt bằng rọ tôm hay câu cá cần mồi, đánh bắt bằng vó bè chỉ đơn giản là hạ vó xuống nước sâu khoảng 4-5 m để chờ cá đến.

Đến khoảng 2-4h sáng hôm sau, người dân bắt đầu kéo vó. Những con cá đủ loại, từ tép dầu, cá mương, cá rô... đã nằm gọn trong vó.

Đến khoảng 2-4h sáng hôm sau, người dân bắt đầu kéo vó. Những con cá đủ loại, từ tép dầu, cá mương, cá rô... đã nằm gọn trong vó.

Có thâm niên đánh cá bằng vó bè hơn 10 năm, ông Lù Văn Đại - bản Quan Chiêng, phường Na Lay, thị xã Mường Lay – cho biết: “Với mỗi chiếc vó bè, người dân phải đầu tư khoảng 15 triệu đồng. Mỗi khi kéo vó lên thấy nhiều cá là rất phấn khởi, tuy nhiên phải may mắn thì mới được cá to”.

Có thâm niên đánh cá bằng vó bè hơn 10 năm, ông Lù Văn Đại - bản Quan Chiêng, phường Na Lay, thị xã Mường Lay – cho biết: “Với mỗi chiếc vó bè, người dân phải đầu tư khoảng 15 triệu đồng. Mỗi khi kéo vó lên thấy nhiều cá là rất phấn khởi, tuy nhiên phải may mắn thì mới được cá to”.

Theo ông Đại, việc đánh bắt cá bằng vó bè khá đơn giản. Tuy nhiên, để có được những mẻ cá lớn, người dân cần có kinh nghiệm chọn vị trí thả vó, thời điểm kéo lưới phù hợp.

Theo ông Đại, việc đánh bắt cá bằng vó bè khá đơn giản. Tuy nhiên, để có được những mẻ cá lớn, người dân cần có kinh nghiệm chọn vị trí thả vó, thời điểm kéo vó phù hợp.

Nghề đánh bắt cá bằng vó bè lại mang lại thu nhập khá ổn định. Với 2 chiếc vó bè, trung bình mỗi đêm ông Đại có thể thu được từ 30-50kg cá, phụ thuộc vào thời tiết và mực nước sông lên xuống.

Nghề đánh bắt cá bằng vó bè từ nhiều năm qua đã mang lại thu nhập khá ổn định cho nhiều gia đình ở TX Mường Lay. Với 2 chiếc vó bè, trung bình mỗi đêm ông Đại có thể thu được từ 30-50kg cá, phụ thuộc vào thời tiết và mực nước sông lên xuống.

Những mẻ cá sau khi thu hoạch được thương lái đến thu mua tận nơi, giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/kg. Mỗi ngày, gia đình ông Đại có thể thu được từ 400.000 - 600.000 đồng.

Những mẻ cá sau khi thu hoạch được thương lái đến thu mua tận nơi, giá bán từ 10.000-15.000 đồng/kg. Mỗi ngày, gia đình ông Đại có thể thu được từ 400.000-600.000 đồng.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay chỉ tính dọc theo dòng Nậm Lay đã có khoảng 20 chiếc vó bè đang hoạt động. Ngoài đánh bắt cá bằng vó bè, còn rất nhiều người dân sống ven sông cũng hành nghề đánh bắt bằng chài, lưới để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay chỉ tính dọc theo dòng Nậm Lay đã có khoảng 20 chiếc vó bè đang hoạt động. Ngoài đánh bắt cá bằng vó bè, còn rất nhiều người dân sống ven sông cũng hành nghề đánh bắt bằng chài, lưới để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

NHÓM PV