Xác định tọa độ cầu Hang Tôm Điện Biên
Cầu Hang Tôm ở đâu? Cây cầu này tọa lạc trên Quốc lộ 12 đoạn Km66-102, có địa chỉ ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Cầu nối liền giữa hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên thuộc phía thượng lưu của dòng sông Đà.
Cầu Hang Tôm được làm từ cầu bê tông đúc với cốt thép có chiều rộng 9m và dài 362,4m bao gồm 4 nhịp. Cây cầu này được đặt trên 2 mố và 4 trụ, có chiều cao khoảng 70m được tính từ đáy của sông Đà, mức kinh phí xây dựng cây cầu lên tới 235 tỷ đồng.
Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Điện Biên
Được mệnh danh là cây cầu bê tông đúc khó thi công nhất tại Việt Nam, một phần là chiều cao quá lớn và quá trình vận chuyển xây dựng giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở. Để vận chuyển đá từ tỉnh Sơn La xây dựng cây cầu này lên tới hàng trăm km. Không những thế mặt bằng thi công gặp nhiều khó khăn với địa hình vô cùng hiểm trở. Chính vì vậy, cây cầu này được xây dựng thành công chính là sự tâm huyết của rất nhiều người và có ý nghĩa to lớn với người dân Tây Bắc.
Hiện nay, cây cầu đã trở thành đầu mối giao thông trọng điểm giữa Lai Châu và Điện Biên, cũng như là niềm tự hào của người dân Tây Bắc. Nếu có dịp du lịch Điện Biên ghé thăm Mường Lay bạn hãy dành thời gian khám phá cây cầu nổi tiếng này.
Cách di chuyển tới cầu Hang Tôm
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 487km, thuộc Mường Lay, Điện Biên; để tham quan cây cầu nổi tiếng này bạn có thể bắt xe khách từ bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình… từ Hà Nội tới bến xe khách thị xã Mường Lay sau đó đi xe ôm hoặc thuê xe máy để tới cây cầu nổi tiếng này.
Nếu có sức khỏe tốt và muốn chủ động về thời gian đi lại bạn có thể đi bằng xe máy theo hướng đi thành phố Lào Cai hoặc Lai Châu. Tiếp theo, đi theo hướng QL4D đi thẳng theo hướng QL12 tới bến xe khách thị xã Mường Lay, tiếp tục đi thẳng theo QL12 khoảng 7km là tới cầu Hang Tôm ở Điện Biên.
Biển báo tên cầu
Tại sao có tên gọi là 'Hang Tôm'?
Theo người dân địa phương, khi cây cầu chưa được xây dựng để di chuyển qua sông phải đi bằng đò. Tuy nhiên, vào mùa lũ nước sông dâng cao và xoáy mạnh không thể đi lại được. Sở dĩ được gọi là Hang Tôm, vì trước đây sông có rất nhiều tôm, chỉ một đoạn khúc sông tôm dày đặc toàn tôm là tôm. Người dân trong vùng rủ nhau bắt tôm về ăn, tuy nhiên vì có quá nhiều người nên mỗi nhà chỉ được bắt khoảng một tiếng và dành phần cho gia đình khác.
Cây cầu nằm trên trục đường Quốc lộ 12
Cầu Hang Tôm nổi tiếng là “Đông Dương đệ nhất cầu” và trở thành niềm tự hào của người dân Tây Bắc. Cầu được xây dựng vào cuối năm 1960 cùng với sự trợ giúp của Trung Quốc khi mở cửa khẩu Ma Lù Thằng, Hang Tôm nối liên hai bên bờ của dòng sông Đà.
Trong quá trình xây dựng cây cầu chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc và do địa hình hiểm trở lên mặc dù khởi công từ cuối năm 1960 nhưng mãi tới năm 1973 mới hoàn thành. Sau khi cây cầu đi vào hoạt động được người dân Lai Châu và Điện Biên vô cùng mong đợi được ví như “Kỳ quan Tây Bắc” với quy mô hoành tráng.
Chiêm ngưỡng cây cầu nổi tiếng Hang Tôm
Cầu Hang Tôm - đầu mối giao thông quan trọng và địa điểm du lịch lý tưởng
"Đông Dương đệ nhất cầu" được xây dựng không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong vòng, mà còn giúp kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội vùng Tây Bắc. Từ khi cây cầu ra đời đã mang lại hiệu quả rõ rệt, về nông sản hàng hóa tăng hơn nhiều lần so với thời gian trước đó.
Cầu Hang Tôm đẹp hùng vĩ giữa núi rừng Tây Bắc
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thông, Hang Tôm Mường Lay còn giúp thúc đẩy phát triển du lịch với hàng nghìn lượt du khách tham quan hàng năm. Nhiều du khách khi du lịch Điện Biên nhất định phải tới bằng được Hang Tôm để chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ và check-in làm kỷ niệm.
Chỉ cần di chuyển trên đường QL12 là bạn đã được nhìn thấy cây cầu dần dần hiện ra sau những cung đường đèo uốn lượn. Khi tới nơi bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cây cầu với kiến trúc độc đáo, sừng sững vắt qua con sông Đà hòa cùng phong cảnh núi rừng Tây Bắc tuyệt đẹp.
Cận cảnh vẻ đẹp của cây cầu
Khi đứng trên cầu Hang Tôm du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng bát ngát ở phía trước và dòng sông Đà chảy miệt mài ở phía dưới. Cùng hòa mình với không khí thiên nhiên trong lành nơi đây thư giãn và không quên tạo dáng chụp hình.