Ngoài cầu Phong Châu, Phú Thọ còn rất nhiều cây cầu yếu

Phú Thọ - Rất nhiều cây cầu nằm trên các tuyến tỉnh lộ đã cũ, yếu nhưng nhiều năm chưa được sửa chữa, hàng ngày vẫn "cõng" vô số loạt xe trọng tải lớn.

Vụ sập cầu Phong Châu sáng ngày 9.9 đã khiến 8 người và phương tiện mất tích, giao thông gián đoạn, công tác khắc phục tiêu tốn nhiều nhân lực và tiền của, những thiệt hại của tỉnh Phú Thọ vì sự cố này là rất lớn. Ảnh: Tô Công.

Vụ sập cầu Phong Châu sáng ngày 9.9 đã khiến 8 người và phương tiện mất tích, giao thông gián đoạn, công tác khắc phục tiêu tốn nhiều nhân lực và tiền của, thiệt hại của tỉnh Phú Thọ vì sự cố này là rất lớn.

Cho đến thời điểm hiện tại, dù các lực lượng chức năng đã rất nỗ lực, ngày đêm tìm kiếm nhưng vẫn còn 4 người chưa được tìm thấy. Ảnh: Tô Công

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 4 người mất tích chưa được tìm thấy.

Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Phú Thọ đã hạn chế phương tiện trên 2 cây cầu lớn khác là cầu Trung Hà trên Quốc lộ 32 (nối huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội), cầu Tứ Mỹ trên Quốc lộ 32C (nối huyện Tam Nông với huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) -  cả 2 cây cầu trước đó dở dang việc sửa chữa. Ảnh: Tô Công.

Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Phú Thọ đã hạn chế phương tiện trên 2 cây cầu lớn khác tại huyện Tam Nông là cầu Trung Hà và cầu Tứ Mỹ - cả 2 cây cầu đều đang dở dang việc sửa chữa.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện tại còn rất nhiều cây cầu khác trên các tuyến tỉnh lộ đã cũ, yếu do nhiều năm chưa được sửa chữa, nâng cấp. Ảnh: Tô Công.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện tại còn rất nhiều cây cầu khác trên các tuyến tỉnh lộ đã cũ, yếu do nhiều năm chưa được sửa chữa, nâng cấp.

Khi cầu Phong Châu sập, cầu Trung Hà và cầu Tứ Mỹ giới hạn phương tiện, gần như tất cả các xe ôtô tải tại huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn... của tỉnh Phú Thọ muốn sang sông phải đi qua cầu Ngọc Tháp tại thị xã Phú Thọ. Áp lực tải trọng đối với cây cầu lớn, có kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực mới chỉ có tuổi đời trên 13 năm này không đáng ngại, nhưng với một số cây cầu lân cận trên các tuyến tỉnh lộ thì ngược lại.

Không thể qua 3 cây cầu kể trên, gần như tất cả các xe ôtô tải tại huyện Tam Nông và các khu vực lân cận muốn sang sông phải đi qua cầu Ngọc Tháp (thị xã Phú Thọ). Cầu Ngọc Tháp có kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực tuổi đời 13 năm, nên việc các phương tiện di chuyển qua đây không đáng ngại, nhưng với một số cây cầu khác thì ngược lại.

Đó là cầu Tự Cường trên tuyến đường tỉnh 315 tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông và cầu Tây trên đường tỉnh 325 thuộc địa phận xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, cả 2 đều đang giới hạn tải trọng dưới 13 tấn. Trong 2 cây cầu này, áp lực tải trọng đối với cầu Tây là lớn hơn cả, vì trong thời điểm này, rất đông xe tải từ cầu Ngọc Tháp qua xã Tiên Kiên để đi thành phố Việt Trì.

Đó là cầu Tự Cường trên đường tỉnh 315 tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông và cầu Tây trên đường tỉnh 325 tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, cả 2 đều đang cấm xe trên 13 tấn. Trong 2 cây cầu này, áp lực tải trọng lên cầu Tây là lớn hơn cả, vì thời điểm hiện tại, rất đông xe tải từ cầu Ngọc Tháp qua xã Tiên Kiên để đi thành phố Việt Trì.

Với những cây cầu khác như cây cầu Trắng trên đường tỉnh 323 thuộc địa phận xã An Đạo, huyện Phù Ninh, dù không ảnh hưởng từ vụ sập cầu Phong Châu, nhưng với vị trí nằm trên tuyến đường đê sông Lô nơi có hàng loạt bến cảng, bến thủy nội địa dọc sông, thường ngày vẫn phải oằn mình “cõng” rất nhiều lượt xe tải cỡ lớn, xe đầu kéo.

Với những cây cầu khác như cây cầu Trắng trên đường tỉnh 323 thuộc địa phận xã An Đạo, huyện Phù Ninh đang cắm biển cấm xe trên 13 tấn, dù không ảnh hưởng từ vụ sập cầu Phong Châu, nhưng với vị trí nằm trên tuyến đường đê sông Lô nơi có hàng loạt bến cảng, bến thủy nội địa, thường ngày vẫn phải oằn mình “cõng” rất nhiều lượt xe tải cỡ lớn, xe đầu kéo.

Theo ông Lê Xuân Trường - người dân sinh sống gần cầu Trắng, cây cầu này đã được xây dựng từ rất lâu, thời điểm xây cầu, cầu và đường đồng bộ, lượng phương tiện qua lại cũng không đông đúc như bây giờ. Thế nhưng, trải qua thời gian, cầu vẫn vậy, trong khi đường được sửa chữa, nâng cấp, nên cầu đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu so với đường.

Theo ông Lê Xuân Trường - người dân sinh sống gần cầu Trắng, cầu được xây từ khoảng năm 1979, thời điểm đó cầu và đường đồng bộ. Thế nhưng, trải qua thời gian, cầu vẫn vậy, trong khi đường được sửa chữa, nâng cấp, nên cầu đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu so với đường.

Một cây cầu khác cũng rất quan trọng là cầu Lương Nha nối 2 huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) trên đường tỉnh 317. Cây cầu này có tuổi đời gần 30 năm này đã hư hỏng, xuống cấp, trọng tải giới hạn dưới 10 tấn. Sau sự cố sập cầu Phong Châu, cầu Lương Nha đã cấm toàn bộ các loại ôtô.

Với cầu Lương Nha nối 2 huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn trên đường tỉnh 317, hiện đã hư hỏng, xuống cấp, trọng tải giới hạn dưới 10 tấn. Sau sự cố sập cầu Phong Châu, cầu Lương Nha đã cấm toàn bộ các loại ôtô.

Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, trên các tuyến đường tỉnh hiện có 18 cây cầu yếu. Riêng với cầu Lương Nha, sở này đã nghị UBND tỉnh Phú Thọ cho phép triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây cầu mới.

Theo Báo cáo số 2909/SGTVT-QLBT mới đây của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, hiện có 18 cây cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh.

Theo đó, qua rà soát cho thấy hiện tại có 18 cây cầu yếu cần được sửa chữa, nâng cấp. Đa phần, các cầu này đều được xây dựng từ rất lâu, tải trọng khai thác thấp, không đồng bộ với tải trọng đường theo tiêu chuẩn hiện hành, mặc dù đã được hạn chế tải trọng từ nhiều năm nhưng vẫn chưa được sửa chữa, nâng cao tải trọng khai thác.

Đa phần, các cầu đều được xây dựng từ rất lâu, tải trọng khai thác thấp, không đồng bộ với đường theo tiêu chuẩn hiện hành, dù đã được hạn chế trọng tải từ nhiều năm nhưng vẫn chưa được sửa chữa, nâng cao khả năng chịu tải. Cùng với đó, mật độ phương tiện ngày càng cao, phương tiện tải trọng lớn, làm tăng tốc độ hư hỏng, ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Vì vậy, Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xem xét, sớm bố trí nguồn lực triển khai ngay công tác kiểm định và đánh giá an toàn cầu trên hệ thống đường tỉnh; lắp dựng khung khống chế chiều cao đối với 18 cầu yếu để hạn chế xe trọng tải lớn; đầu tư cải tạo một số cầu trên các tuyến đường tỉnh và xây mới cầu Lương Nha.

Vì vậy, Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xem xét, sớm bố trí nguồn lực triển khai ngay công tác kiểm định và đánh giá an toàn cầu trên hệ thống đường tỉnh; lắp dựng khung khống chế chiều cao đối với 18 cầu yếu để hạn chế xe trọng tải lớn; đầu tư cải tạo một số cầu trên các tuyến đường tỉnh và xây mới cầu Lương Nha.

Bài và Ảnh: Tô Công

Link nội dung: https://nguoitaybac.vn/ngoai-cau-phong-chau-phu-tho-con-rat-nhieu-cay-cau-yeu-a9491.html