Chiêm ngưỡng cây đa 300 tuổi cạnh đền thiêng ở Lào Cai

Cây đa ở đền Thượng ở thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm và được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”.

Đền Thượng, hay còn có tên Thánh Trần Từ, tọa lạc trên đồi Hiệu Hóa (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai). Đền được xây dựng vào thời Lê niên hiệu Chính Hòa (năm 1680 - 1705), thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1996, đền được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Đền Thượng, hay còn có tên Thánh Trần Từ, tọa lạc trên đồi Hiệu Hóa (phường Lào Cai, thành phố Lào Cai). Đền được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (năm 1680 - 1705), thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1996, đền được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Trong khuôn viên quần thể di tích đền Thượng, nổi bật hơn cả là cây đa có tuổi đời hơn 300 năm, “chứng nhân” lịch sử của vùng đất Lào Cai. Việc có cây đa cổ thụ ngay cạnh đền đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh, gắn bó với đời sống người dân từ nhiều đời nay.

Trong khuôn viên quần thể di tích đền Thượng, nổi bật hơn cả là cây đa có tuổi đời hơn 300 năm, “chứng nhân” lịch sử của vùng đất Lào Cai. Việc có cây đa cổ thụ ngay cạnh đền đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh, gắn bó với đời sống người dân từ nhiều đời nay.

Cây đa ở đền Thượng thuộc họ đa lông, thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam, với chu vi 44 m, cao hơn 36 m, có tuổi đời trên 300 năm.

Cây đa ở đền Thượng thuộc họ đa lông, thời điểm được công nhận, cây được xếp vào cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam, với chu vi 44 m, cao hơn 36 m, có tuổi đời trên 300 năm.

Theo tìm hiểu, đa lông là loại cây gỗ lớn cao tới 30 - 35m, tán rộng, thường nhiều thân với rễ phụ; lá đơn mọc cách hình trứng hay trái xoan, phiến lá dày, hai mặt có lông màu vàng nâu hay xám bao phủ.

Theo tìm hiểu, đa lông là loại cây gỗ lớn cao tới 30 - 35m, tán rộng, thường nhiều thân với rễ phụ; lá đơn mọc cách, hình trứng hay trái xoan, phiến lá dày, hai mặt có lông màu vàng nâu hay xám bao phủ.

screenshot-1728437564-1728437744.png

“Dưới bóng mát của cây đa, nhiều thế hệ người dân địa phương chúng tôi đã tổ chức các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Đây là một phần tuổi thơ của không ít người dân Lào Cai“, bà Dương Thị Nguyệt (trú phường Lào Cai) chia sẻ.

Năm 2012, cây đa ở đền Thượng được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam. Gốc đa với hàng trăm thân rễ được hình thành qua nhiều thế kỷ, 20 người ôm không xuể.

Năm 2012, cây đa ở đền Thượng được Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam. Gốc đa với hàng trăm thân rễ được hình thành qua nhiều thế kỷ, 20 người ôm không xuể.

screenshot-1728437704-1728437874.png

Việc được công nhân là cây di sản Việt Nam càng làm tăng thêm giá trị lịch sử, văn hóa và môi trường của khu di tích lịch sử đền Thượng - một trong những điểm du lịch tâm linh của Lào Cai thu hút nhiều du khách thập phương.

Đây là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Lào Cai được công nhận là Cây di sản Việt Nam và là cây thứ 155 trong cả nước giữ danh hiệu này.

Đây là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Lào Cai được công nhận là cây di sản Việt Nam và là cây thứ 155 trong cả nước giữ danh hiệu này.

Bên cạnh những rễ cây to lớn là nhiều nhánh rễ nhỏ đang sinh sôi, phát triển.

Bên cạnh những rễ cây to lớn là nhiều nhánh rễ nhỏ đang sinh sôi, phát triển để tìm đường bám sâu vào lòng đất.

Theo người dân địa phương, trải qua hàng trăm năm lịch sử, tán cây đã phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn, đồng thời góp phần che chắn gió bão, bảo vệ ngôi đền thiêng và cuộc sống của bà con xung quanh.

Theo người dân địa phương, trải qua hàng trăm năm lịch sử, tán cây đã phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn, đồng thời góp phần che chắn gió bão, bảo vệ ngôi đền thiêng và cuộc sống của bà con xung quanh.

Đến nay, cây đã phát triển thêm rất nhiều rễ phụ và hàng nghìn rễ con bao bọc xung quanh. Rất khó phân biệt đâu là thân chính, đâu là rễ phụ, bởi theo thời gian, các rễ phụ đã phát triển, gắn chặt vào nhau thành cụm rễ khổng lồ không khác gì thân chính.

Đến nay, cây đã phát triển thêm rất nhiều rễ phụ và hàng nghìn rễ con bao bọc xung quanh. Rất khó phân biệt đâu là thân chính, đâu là rễ phụ, bởi theo thời gian, các rễ phụ đã phát triển, gắn chặt vào nhau thành cụm rễ khổng lồ không khác gì thân chính.

Các nhánh dễ của dây có kích thước vô cùng to lớn, cắm sâu vào đất giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Các nhánh rễ của dây có kích thước vô cùng to lớn, cắm sâu vào đất giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Cùng với cây đa 338 tuổi ở đình Tiểu Trà, cây nhãn di sản ở chùa Tiểu Trà (bên cạnh Đình) cũng vẫn trường tồn qua hơn 3 thế kỉ, là niềm tự hào của biết bao thế hệ người dân Tiểu Trà. Những cây di sản cũng góp phần tôn lên vẻ đẹp của cụm di tích đình chùa Tiểu Trà - thu hút hàng nghìn lượt người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái hàng năm.

Hơn 3 thế kỷ tồn tại, cây đa di sản cũng góp phần tôn lên vẻ đẹp của cụm di tích đền Thượng, thu hút hàng nghìn lượt người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái hàng năm.

Được biết, dự án tu bổ, tôn tạo quần thể Đền Thượng do Ban Quản lý Di tích thành phố Lào Cai làm chủ đầu tư, có tổng kinh phí khoảng 47 tỉ đồng, được trích từ nguồn tiền công đức và xã hội hóa hiện đã hoàn thiện 99%

Đinh Đại

Link nội dung: https://nguoitaybac.vn/chiem-nguong-cay-da-300-tuoi-canh-den-thieng-o-lao-cai-a9407.html